Vệ sinh tủ đông định kỳ sẽ giúp chiếc tủ đông được hoạt động tốt hơn và có tuổi thọ lâu dài hơn. Phan Dũng sẽ bật mí cho bạn quy trình vệ sinh chi tiết nhé!

Tủ đông là một thiết bị điện lạnh giúp lưu trữ thức ăn được nhiều gia đình lựa chọn. Và bởi vì được thiết kế để chứa và bảo quản thực phẩm, nên những chiếc tủ đông cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Điều này nhằm giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà việc vệ sinh tủ đông định kỳ còn giúp cho tủ tránh bị hư hỏng. 

Vậy quy trình vệ sinh tủ đông tại nhà là như thế nào? Có những lưu ý gì khi tiến hành vệ sinh tủ không? Phan Dũng sẽ mách cho các bạn “tất tần tật” thông qua bài viết này nhé!

Trước khi vệ sinh tủ đông cầu lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho người vệ sinh và tránh hư hỏng cho tủ, trước khi tiến hành vệ sinh tủ đông, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

– Rút phích cắm tủ động trước khi tiến hành vệ sinh. Và lưu ý rằng khi rút phích cắm phải để tay khô để tránh khỏi sự cố không mong muốn.

Lưu ý rút phích cắm trước khi tiến hành vệ sinh tủ đông

– Trong quá trình vệ sinh tủ không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, độc hại để bảo vệ bản thân và tránh làm hư hại tủ đông.

– Nên lựa chọn nước rửa chén (bát) hoặc nước xà phòng pha loãng ra để vệ sinh tủ

– Nên lau chùi bằng nước lạnh, không dùng nước nóng sẽ làm hỏng tủ.

– Sử dụng giẻ mềm để lau thay vì các vật dụng cứng như cước kim loại.

– Trong khi vệ sinh tránh không để nước hoặc xà phòng lan vào các bộ phận máy móc.

>>> Xem thêm:

Các bước thực hiện vệ sinh tủ đông

Bước 1. Rút phích cắm

Bước 2. Lấy thực phẩm trong tủ đông ra bên ngoài

Trước khi lau chùi, vệ sinh tủ đông, bạn cần lấy hết các thực phẩm bên trong tủ ra bên ngoài. Ở bước này cũng giúp bạn lựa chọn và loại bỏ những thực phẩm đã quá hạn hoặc hư hỏng, chỉ để lại những thực phẩm còn sử dụng được. 

Bước 3. Tháo các khay/kệ (nếu có) của tủ ra và vệ sinh riêng

Các khay kệ nếu để nguyên trong tủ sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh. Do đó, bạn nên tháo tất cả các khay ra bên ngoài. Sau đó dùng giẻ mềm và xà phòng để lau rửa các khay. Đối với các vết bẩn cứng đầu trên khay, bạn có thể dùng nước ấm để ngâm và lau qua rồi lau khô hoặc phơi cho ráo nước.

Bước 4. Rã đông tủ

Rã đông tủ giúp các lớp tuyết bong ra, thuận tiện cho việc lau chùi

Đây là bước để giúp các lớp tuyết bên trong tủ bong ra. Tùy vào loại tủ bạn sử dụng mà thời gian ra đông sẽ có chênh lệch không nhiều. Trung bình khoảng 15 – 30 phút thì các lớp tuyết đóng bên trong tủ sẽ tan và bạn có thể dễ dàng lấy tuyết ra ngoài. Trong khi dọn tuyết trong tủ, bạn nên tránh để tuyết tan rơi vào các đầu dây điện sẽ gây ra tình trạng giật hoặc chập mạch khi sử dụng lại.

Để rã đông tủ, bạn có thể chờ cho tuyết tan. Tuy mất thời gian nhưng đây là cách an toàn nhất cho tủ. Hoặc bạn có thể sử dụng nhiệt từ máy sấy để tuyết tan nhanh hơn. Tuy nhiên lưu ý là tránh để máy sấy quá gần sẽ dễ làm hư hỏng tủ.

Bước 5. Lau chùi bề mặt bên trong tủ

Nên sử dụng một miếng vải mềm, sạch, khô và thấm hút tốt để vệ sinh tủ đông sâu khi rã đông. Bởi vì tủ đông thường xuyên chưa các thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, không tránh khỏi sẽ có những vết bẩn. Nếu sử dụng khăn ướt sẽ làm cho vết bẩn dây ra nhiều hơn. 

Sau đó, sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để lau chùi bên trong tủ. Nếu không thích mùi xà phòng, bạn có thể lựa chọn lau chùi bằng giấm pha loãng với nước theo tỉ lệ 1: 3. Cách này sẽ giúp giết chết các vi khuẩn, nấm mốc bên trong tủ. và khi vệ sinh tủ nên lưu ý phần cánh cửa và ron cao su. Bởi đây là nơi dễ đọng nước và có nhiều vi khuẩn.

Bước 6. Lau chùi bên ngoài tủ

Đối với bề mặt bên ngoài của tủ đông, bạn cũng nên sử dụng vải mềm để lau. Lưu ý không nên lau chùi quá mạnh và không nên dùng nước nóng, bởi sẽ làm bong tróc sơn trên bề mặt tủ. Với tủ đông mặt kính thì nên dùng vải mềm và nước lau kính để vệ sinh.

Bước 7. Vệ sinh lỗ thoát nước của tủ đông

Lau chùi kỹ vị trí lỗ thoát nước để tủ được hoạt động tốt nhất

Lỗ thoát nước là một bộ phận quan trọng của tủ đông. Lỗ thoát nước giúp cho lượng nước dư thừa bên trong tủ có thể thoát ra ngoài mà không bị ứ đọng trong tủ. Do đó, vị trí này thường dễ đóng cặn bẩn, nên lau chùi thật kỹ để lỗ thoát nước không bị bít tắc.

Bước 8. Lắp lại các khay/kệ tủ và xếp thực phẩm vào 

Sau khi vệ sinh tủ đông bên trong và ngoài sạch sẽ, tiến hành lắp lại các khay, kệ của tủ. Sau đó bạn nên cắm điện để tủ làm lạnh khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi tủ đủ lạnh sẽ sắp xếp các loại thực phẩm vào một cách gọn gàng và khoa học nhất để khi sử dụng, khí lạnh trong tủ có thể lan tỏa đều đến tất cả các loại thực phẩm trong tủ.

Đơn vị vệ sinh, sửa chữa tủ đông chuyên nghiệp

Trên đây là đầy đủ các bước để vệ sinh, lau dọn tủ đông mà Phan Dũng đã bật mí cho bạn. Nếu như bạn không có thời gian để vệ sinh hoặc có bất cứ vấn đề nào trong quá trình lau dọn, hãy liên hệ với Phan Dũng để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

quy trình vệ sinh tủ đông tại nhà

Nên thường xuyên vệ sinh tủ đông tại nhà định kỳPhan Dũng tự hào là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ vệ sinh, sửa chữa tủ đông và các thiết bị điện lạnh, điện máy khác như tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt,… Liên hệ hotline 0384 876 358 – 0937 617 223 để được sử dụng dịch vụ tốt nhất với giá cả phù hợp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.